DU LỊCH THÁI LAN HƯỚNG DẪN

Saturday, November 4, 2023

Sản phẩm du lịch đặc trưng của TP.HCM còn dàn trải

Du khách tham quan các điểm đến trong sản phẩm du lịch đặc trưng của quận huyện trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: N.BÌNH

Du khách tham quan các điểm đến trong sản phẩm du lịch đặc trưng của quận huyện trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: N.BÌNH

Ngày 1-11, tại hội nghị giao ban công tác phát triển du lịch TP.HCM quý 3-2023 do Sở Du lịch TP.HCM tổ chức, bà Nguyễn Thị Thanh Thảo - trưởng Phòng quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch Sở Du lịch TP - cho biết tính đến tháng 10-2023, TP có 42 sản phẩm du lịch.

Trong đó, ngoài việc hoàn thiện sản phẩm du lịch của 21 quận huyện, ngành du lịch cũng xây dựng bộ sản phẩm du lịch đặc trưng của TP và sản phẩm du lịch theo từng thị trường trên cơ sở nâng chất các sản phẩm du lịch hiện có.

Nhờ vậy trong các chuyến xúc tiến du lịch các nước vừa qua, TP có nhiều sản phẩm để quảng bá, giới thiệu với du khách quốc tế.

"Các sản phẩm này cũng góp phần xây dựng thương hiệu du lịch TP.HCM và xây dựng được lòng tự hào về TP cho cộng đồng dân cư", bà Thảo cho biết.

Tuy vậy theo một số doanh nghiệp, các sản phẩm được xây dựng nhiều nhưng chưa có sự kết nối nên đưa vào khai thác thương mại còn hạn chế, dẫn đến cách làm dàn trải.

Ông Trần Thế Dũng, tổng giám đốc Vietluxtour, cho rằng các sản phẩm du lịch của TP vẫn còn rời rạc, "du khách ở một hai đêm thì vui nhưng đến ngày thứ ba không biết đi đâu".

Do đó, theo ông Dũng, TP cần ngồi lại để xây dựng một sản phẩm hoàn chỉnh, đầu tư chăm chút kỹ lưỡng hơn, nâng cấp thành sản phẩm đặc trưng cho TP.HCM.

Đại diện UBND quận 1 cũng cho biết địa phương này mong muốn TP xâu chuỗi các sản phẩm du lịch đặc trưng ở từng địa bàn, giúp khách có trải nghiệm dài và liền mạch. "Chỉ khi có liên kết mở rộng các điểm đến, quy mô sản phẩm du lịch mới lớn", vị này nói.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho rằng nếu nhìn vào lộ trình dài hơi và phát triển chiều sâu, 42 sản phẩm du lịch đặc trưng sẽ là nguyên liệu để hình thành những tour chính cho TP.HCM.

"Chúng tôi sẽ cho ra mắt bộ cẩm nang sản phẩm du lịch TP dựa trên nguyên liệu này, và tiếp tục đầu tư nâng cấp. Việc dàn trải hay không tuỳ vào cách làm nhìn, và hành động của các quận, huyện. TP sẽ tiếp tục chọn và đầu tư thêm các sản phẩm này", bà Hoa thông tin

Du khách Hà Nội tiết lộ kinh nghiệm đi chơi Sa Pa không sợ “mất tiền oan”

Hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội nhưng Phạm Công Đức tới Sapa nhiều tới mức “không thể đếm xuể” bởi có những chuyến đi “đến nhanh, về gấp” vì đặc thù công việc.

Bên cạnh đó, anh cũng nhiều lần chọn vùng đất này làm nơi nghỉ dưỡng vì có những khu nghỉ dưỡng xinh xắn, cảnh quan hùng vĩ và khí hậu trong lành, rất thích hợp để giải tỏa áp lực sau những ngày làm việc căng thẳng.

Du khách Hà Nội tiết lộ kinh nghiệm đi chơi Sa Pa không sợ mất tiền oan - 1
Đức chụp hình trên đỉnh Fansipan.

Dù nhiều lần tới Sapa nhưng nơi đây vẫn khiến anh có những trải nghiệm “nhớ đời”.

“Một trong những điều đáng tiếc tôi phải chứng kiến là nạn chèo kéo khách du lịch tại các điểm tham quan. Ví dụ như ở Cát Cát, tôi từng gặp những người lái xe ôm không trung thực, thổi giá cước và dọa khách đường đi rất xa. Nhưng thực tế, từ chỗ để xe tới trung tâm bản chỉ khoảng 1km.

Chưa kể tới hình ảnh những em bé ở trung tâm thị trấn Sapa thường bám theo khách để chào mời mua đồ. Thậm chí, có những bé tuổi còn rất nhỏ đã nằm la liệt trên đường để mưu sinh. Rõ ràng, những cảnh tượng này không hề tương xứng với một điểm du lịch đang phát triển mạnh và có nhiều lợi thế như Sapa”, Đức nêu quan điểm.

Du khách Hà Nội tiết lộ kinh nghiệm đi chơi Sa Pa không sợ mất tiền oan - 2
Suối Tả Van – nơi cách xa thị trấn xô bồ.

Dựa trên kinh nghiệm bản thân, vị khách 24 tuổi tự mình rút ra những bài học riêng để không sợ “mất tiền oan”. Đức cho biết, sau nhiều lần khảo sát, anh nhận thấy các điểm ăn uống ở khu trung tâm thường có giá đắt hơn.

“Nếu muốn ăn cá tầm, các nhà hàng ở khu Thác Bạc sẽ có mức giá “dễ thở” hơn so với khu trung tâm rất nhiều. Tôi cùng nhóm bạn từng thưởng thức nồi lẩu cá tầm có giá khoảng 1 triệu đồng. Sau đó, các du khách có thể tiện đường trải nghiệm đèo Ô Quy Hồ, đến thăm Cây Cô Đơn, khu cầu kính hoặc đi Fansipan vì những địa điểm này cùng đường với khu Thác Bạc”, Đức chia sẻ.

Du khách Hà Nội tiết lộ kinh nghiệm đi chơi Sa Pa không sợ mất tiền oan - 3
Cá tầm trọng lượng 1kg làm được 2 món gồm nướng và lẩu.

Ngoài ra, vị khách Hà Nội còn lưu ý, khu du lịch bản Cát Cát có bãi gửi xe miễn phí. Du khách không nên nghe những lời chào mời mà chỉ cần đi tới cuối đường sẽ thấy. Ngoài ra, càng đi sâu vào bản Cát Cát, khung cảnh càng đẹp, đặc biệt là khu có con suối.

“Khu vực này có rất nhiều chỗ thuê đồ. Nếu muốn chụp ảnh, du khách có thể chọn thuê tại khu vực có suối là hợp lý nhất. Chụp ảnh xong, khách trả luôn đồ và ra về, không tốn sức quay ngược lại nữa.

Bên cạnh đó, ngoài chụp ảnh ở Cổng trời Ô Quy Hồ, khách đi thêm 700m nữa là tới điểm Cây Cô Đơn có rất nhiều góc chụp sống ảo. Vé vào cửa chỉ 20.000 đồng/khách. Nếu may mắn, khách có thể săn những ảnh hoàng hôn cực đẹp hoặc đứng giữa biển mây”, chàng trai 24 tuổi tiết lộ.

Du khách Hà Nội tiết lộ kinh nghiệm đi chơi Sa Pa không sợ mất tiền oan - 4
Chụp hình ở bản Cát Cát.

Theo Đức, Sapa là điểm đến “mang bao nhiêu tiền tới tiêu cũng hết” bởi “giá cả ở đây gần như không có mốc cố định”. 

Khi du lịch Sapa nếu đi theo nhóm sẽ rẻ hơn một chút. Như chuyến đi gần nhất của anh cùng 4 thành viên chỉ cần 3 triệu đồng/người là có những trải nghiệm hầu hết tại các điểm ở đây.

Cụ thể, chi phí đi lại khoảng 600.000 đồng/người vé khứ hồi với xe giường nằm. Nếu đi xe cá nhân hết khoảng 2 triệu đồng tiền xăng toàn chuyến. Trong trường hợp khách đi xe giường nằm, lên Sapa phải thuê xe máy tầm 100.000 đồng/ngày/xe nếu biết mặc cả.

Về phòng nghỉ, Đức cho rằng sẽ tùy gu và nhu cầu mỗi người. Anh cần phòng yên tĩnh, khép kín và sạch sẽ nên thường chọn ở homestay với giá khoảng 600.000 đồng/đêm dành cho 2 người. Giá này bao gồm cả bữa sáng.

Du khách Hà Nội tiết lộ kinh nghiệm đi chơi Sa Pa không sợ mất tiền oan - 5

Cây cô đơn là điểm đến rất nên ghé qua.

Các điểm tham quan ở Sapa có mức giá vào cửa cụ thể như bản Cát Cát là 150.000 đồng/người lớn và 70.000 đồng/trẻ em. Giá đi Fansipan từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng tùy theo dịch vụ lựa chọn. 

Lẩu cá tầm có giá khoảng 500.000 đồng/kg bao gồm công chế biến. Nếu khách đi nhóm 4 người thường ăn hết một con cá khoảng 1kg. Mỗi bữa ăn sẽ dao động từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng dành cho 4 người.

“Với tôi, Sapa vẫn là điểm đến tuyệt vời nhưng cần có cách quản lý du lịch tốt hơn để kéo khách muốn quay lại. Bản thân mỗi du khách cũng nên trở thành người tiêu dùng thông minh để có những chuyến đi phù hợp với tiêu chí và túi tiền”, anh cho biết.

Ảnh: Phạm Công Đức

Nguồn: Sưu tầm

Tuesday, October 31, 2023

Chủ nhà hàng Trung Quốc giả robot phục vụ khiến thực khách “choáng váng”

Theo Newsflare, cô Quin (26 tuổi) đam mê khiêu vũ và bắt đầu theo học chuyên nghiệp bộ môn này từ năm 12 tuổi. Ba năm trước, để tăng thu nhập, cô mạo hiểm kinh doanh bằng cách mở nhà hàng lẩu. 

Với nền tảng khiêu vũ, cô đã nghiên cứu các chuyển động như robot, một phần bắt nguồn từ những điệu nhảy đường phố.

Trong thời gian rảnh rỗi, Quin và bạn bè thường biểu diễn trong nhà hàng khiến thực khách thích thú. 

Chủ nhà hàng ở Trung Quốc giả robot phục vụ khách (Nguồn: Newsflare)

Quin tiết lộ khách hàng đến quán không chỉ để thưởng thức món lẩu thơm ngon mà còn để chứng kiến màn múa robot gây “sốt” của cô. 

“Tôi nồng nhiệt chào đón những thực khách mong muốn trở thành một phần của trải nghiệm ẩm thực độc đáo này”, cô ói. 

Đoạn video chủ nhà hàng “hóa” robot phục vụ được một người bạn của Quin đăng tải lên mạng xã hội, nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. 

“Đó là người thật hay robot. Tôi đã xem video trong một thời gian, nhưng vẫn không thể phân biệt”, một người bình luận.

“Cô ấy trông y hệt robot, thật tuyệt vời”, một người khác viết.

Nguồn: Sưu tầm

Monday, October 30, 2023

Từ tháng 11, khách đoàn Việt Nam đi Nhật Bản sẽ được cấp visa điện tử

Thông báo được đăng tải trên trang web chính thức của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, kể từ ngày 1/11/2023, Nhật Bản sẽ cấp thị thực điện tử (e-visa) cho du khách Việt Nam.

Cụ thể, loại thị thực áp dụng là thị thực lưu trú ngắn hạn, nhập cảnh một lần với mục đích du lịch trong vòng 15 ngày. Giới hạn cho người mang hộ chiếu Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam.

Từ tháng 11, khách đoàn Việt Nam đi Nhật Bản sẽ được cấp visa điện tử - 1
Hoa hậu Tiểu Vy trong một chuyến đi tới Nhật Bản (Ảnh: FBNV).

Người xin cấp thị thực cần xuất trình tại sân bay hiển thị “Thông báo cấp thị thực – Visa issuance notice” trên màn hình điện thoại di động, iPad… kết nối Internet. Dữ liệu PDF, ảnh chụp màn hình hay bản cứng không được chấp nhận.

Ban đầu, chính sách mới chưa áp dụng với du khách đi tự túc mà áp dụng với các công ty ủy thác. Sau đó sẽ là công ty chỉ định gồm những công ty được nộp visa cho các đoàn tour du lịch.

Số liệu từ Tổng cục Du lịch Nhật Bản đưa ra cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nằm trong nhóm 10 thị trường khách tới Nhật Bản lớn nhất.

Từ tháng 11, khách đoàn Việt Nam đi Nhật Bản sẽ được cấp visa điện tử - 2
Nhật Bản vốn là một trong những điểm đến được nhiều khách Việt ưa chuộng (Ảnh: Trip).

Trong Top 10, Việt Nam đứng vị trí thứ 7, sau Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan và Mỹ. Việt Nam xếp trên Philippines, Australia, Singapore. 

Ở chiều ngược lại, Nhật Bản cũng là một trong những thị trường có khách tới Việt Nam nhiều nhất. Trong 8 tháng đầu năm ước tính hơn 414.000 du khách Nhật tới Việt Nam. Con số này chỉ xếp sau du khách Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục và Đài Loan (Trung Quốc).

Nguồn: Sưu tầm

Ngắm mùa hoa muồng nhuộm vàng đồi chè ở Gia Lai

Từ TP Pleiku, Gia Lai ngược về xã Bầu Cạn, huyện Chư Prông khoảng chừng 25km sẽ đến được đồi chè trăm tuổi. Vào mùa này, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng đồi chè được nhuộm vàng bởi cây hoa muồng.

Được biết, cây muồng vàng còn có nhiều tên gọi khác là muồng hoàng hậu, hoàng yến… Loại cây này được trồng nhiều ở khu vực chè Bầu Cạn (huyện Chư Prông) và đồi chè Biển Hồ (TP Pleiku). Cùng với hoa dã quỳ, muồng vàng cũng được mệnh danh là hoa của vùng đất Tây Nguyên.

Ngắm mùa hoa muồng nhuộm vàng đồi chè ở Gia Lai - 4
Ngắm mùa hoa muồng nhuộm vàng đồi chè ở Gia Lai - 5

Theo người dân bản địa, những cây muồng vàng có mặt trên vùng đất này cả trăm năm tuổi. Thời xưa, người Pháp vào xây dựng xây dựng các đồn điền chè và trồng thêm giống muồng đen, muồng vàng để chắn gió. Những cây chè trồng xanh tốt lớn lên từng ngày và nương tựa vào gốc muồng mỗi mùa gió bão.

Cứ tháng 10 hằng năm, những bông hoa muồng vàng bắt đầu nở rộ khắp các vùng trồng chè ở Gia Lai. Hoa muồng có năm cánh, màu vàng tươi, mỗi khi nở sẽ tạo thành chùm lớn.

Ngắm mùa hoa muồng nhuộm vàng đồi chè ở Gia Lai - 6

Lúc này, những chiếc lá xanh cũng phải nép mình để cho hoa muồng vàng tôn lên sắc vàng óng ả. Những đồi chè xanh được chấm phá thêm màu vàng của hoa muồng tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, khiến du khách mê mẩn ngắm nhìn, không nỡ rời đi.

Những năm vừa qua, UBND huyện Chư Prông thường xuyên tổ chức lễ hội hoa muồng vàng với ý nghĩa tôn vinh mảnh đất, con người và giá trị văn hóa của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh; quảng bá những nét văn hóa đặc trưng cùng các cảnh đẹp nổi bật của địa phương.

Qua đó, tạo cơ hội để tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tạo điều kiện để người dân từng bước tiếp cận với các hoạt động du lịch, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng. 

Chị Kim Hiếu (TP Plieku, Gia Lai) cho biết, hơn 10 năm trước, chị đã chọn đồi chè Bầu Cạn để chụp ảnh cưới. Lúc đó, những đồi chè được phủ một màu vàng rất là đẹp. Tuy nhiên, chị mới quay trở lại để chụp ảnh thì hoa muồng vàng đã bị phá nhiều. Chỉ còn sót lại các cây ở dọc đường.

Ngắm mùa hoa muồng nhuộm vàng đồi chè ở Gia Lai - 13
Ngắm mùa hoa muồng nhuộm vàng đồi chè ở Gia Lai - 14

“Để có được đồi chè và những gốc hoa muồng vàng như vậy phải mất cả trăm năm. Mỗi năm lại thấy ít hoa nên tôi thấy rất tiếc. Tôi mong chính quyền nghiên cứu để bảo tồn, giữ lại các cây muồng cổ thụ nhằm phát triển du lịch và tạo địa điểm cho du khách tham quan.”, chị Hiếu bộc bạch.

Nguồn: Sưu tầm

Sunday, October 29, 2023

“Hoa hậu đẹp nhất thế giới” ăn bánh tráng nướng bình dân trên vỉa hè TPHCM

Gần một tháng qua, Isabella Menin có quãng thời gian bận rộn khi đồng hành cùng các thí sinh Miss Grand International 2023. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, mỹ nhân người Brazil tranh thủ khám phá ẩm thực đường phố ở TPHCM.

Trong loạt ảnh được chia sẻ, Isabella ăn mặc giản dị với áo phông, quần bó sát kết hợp với giầy thể thao. Cô đi cùng bà Teresa, phó Chủ tịch Miss Grand International. Cả hai chọn một quán ăn vỉa hè để thưởng thức món bánh tráng nướng bình dân.

Hoa hậu đẹp nhất thế giới ăn bánh tráng nướng bình dân trên vỉa hè TPHCM - 1
“Hoa hậu đẹp nhất thế giới” ăn bánh tráng nướng bình dân ở vỉa hè TPHCM (Ảnh: Isabella Menin).

Quán bánh tráng nướng “Hai chị em” vốn là một trong những địa chỉ quen thuộc với giới trẻ Sài Gòn, nằm ở quận 1. Nhiều blogger ẩm thực có những bài viết chia sẻ cảm nhận khi tới đây thưởng thức.

“Đây là quán bánh tráng nướng ngon và rẻ nhất TPHCM. Một chiếc bánh có giá từ 20.000 đồng với phần nhân đầy ắp, thêm sốt mayonnaise, tương ớt, để tạo nên hương vị đậm đà”, một thực khách có tên Yến Nhi chia sẻ.

Trong những năm qua, giới trẻ Sài thành đã coi bánh tráng nướng như “pizza phương Tây”. Hai loại bánh có đặc điểm chung cùng có phần đế ở dưới, bên trên phủ lớp nhân đầy đặn và nhiều vị.

Hoa hậu đẹp nhất thế giới ăn bánh tráng nướng bình dân trên vỉa hè TPHCM - 2
Cô chia sẻ khoảnh khắc thưởng thức món ăn (Ảnh: Isabella Menin).

Bánh được chế biến bằng nhiều nguyên liệu như bánh tráng, trứng gà, trứng cút, thịt băm, xúc xích, bơ hay thậm chí cả hải sản. Riêng phần đế bánh tráng được nướng trên bếp than hồng, dậy mùi thơm nước cốt dừa.

Sau khi bánh tráng nóng, người bán hàng cho thêm trứng cút, bơ, phết đều lên bề mặt. Tiếp đó là phần nhân gồm trứng gà cắt nhuyễn, xúc xích, thịt băm, hành lá… tùy theo lựa chọn của thực khách. Tất cả được nướng cho tới khi lớp vỏ ngoài phồng lên còn nguyên liệu chín đều.

Hoa hậu đẹp nhất thế giới ăn bánh tráng nướng bình dân trên vỉa hè TPHCM - 3
Cận cảnh suất ăn của mỹ nhân Brazil (Ảnh: Isabella Menin).

Hương vị của bánh tráng nướng có sự tổng hòa từ vị béo của trứng, mặn của thịt băm, mùi thơm hành lá, nước cốt dừa, thêm chút mayonnaise và tương ớt. Khi thưởng thức, thực khách có thể gập bánh hoặc cắt miếng như ăn pizza.

Độ nổi tiếng của bánh tráng nướng đã “bay xa” tới một số nơi, trong đó có Thái Lan. Vài năm trở lại đây, món ăn này trở nên quen thuộc trong các khu chợ đêm ẩm thực ở “xứ sở những nụ cười” với cái tên giản dị “bánh pizza Việt Nam”.

Hoa hậu đẹp nhất thế giới ăn bánh tráng nướng bình dân trên vỉa hè TPHCM - 4
Bánh tráng nướng Việt Nam ở chợ đêm Thái Lan (Ảnh: Tasty in Thailand).

Khách tới chợ đêm Huai Kwang ở thủ đô Bangkok dễ dàng phát hiện ra quầy bánh tráng đông khách với cách chế biến đúng kiểu người Việt. Quán dùng cả vỉ nướng và bếp than. Nguyên liệu chính vẫn là những thứ thường thấy như bánh tráng, trứng gà, hành lá, và được “nâng cấp” thêm mực tươi kèm phô mai Mozzarella béo ngậy.

Món ăn hấp dẫn nhờ lớp vỏ giòn rụm, phô mai béo ngậy, mực tươi ngọt hòa lẫn cùng nước sốt đậm đà. Là món ăn bình dân với giá khoảng 25-45 baht/chiếc (18.000 đồng – 31.000 đồng), quầy hàng nhỏ thu hút rất đông khách ghé qua.

Không chỉ xuất hiện ở phiên chợ đêm, nhiều food blogger ẩm thực người Thái cũng chia sẻ với người hâm mộ cách làm món ăn này theo kiểu dễ làm nhất. Cũng với tên gọi chung “pizza Việt Nam”, các video hướng dẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.  

Isabella Menin sinh năm 1996, đến từ Brazil.

Năm 2022, cô đăng quang Hoa hậu Hòa bình Quốc tế tại Indonesia. Sau đó, cô đạt thêm giải Miss Grand Slam (Hoa hậu đẹp nhất thế giới).

Nguồn: Sưu tầm

Tin tức sáng 30-10: 10 tháng 10 triệu du khách; Mở lại đường bay Điện Biên

Du khách quốc tế ở Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Du khách quốc tế ở Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Gần 10 triệu lượt khách du lịch đến Việt Nam trong 10 tháng 2023

Theo tin tức từ số liệu của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 10-2023 (tính từ ngày 21-9 đến 20-10) đạt 1,1 triệu lượt người, tăng 5,5% so với tháng trước và gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 10 triệu lượt người, gấp 4,2 lần cùng kỳ năm trước nhưng vẫn chỉ bằng 69% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.

Trong tổng số gần 10 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 10 tháng năm nay, khách đến bằng đường hàng không đạt hơn 8,7 triệu lượt người, chiếm 87,5% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 4,2 lần cùng kỳ năm trước.

Bằng đường bộ đạt gần 1,2 triệu lượt người, chiếm 11,8% và gấp 4,5 lần. Bằng đường biển đạt 69.500 lượt người, chiếm 0,7% và gấp 93,2 lần.

Mỗi tháng có gần 18.400 doanh nghiệp thành lập mới, quay trở lại hoạt động

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 10, cả nước có hơn 15.400 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là hơn 125.000 tỉ đồng và số lao động đăng ký gần 131.600 lao động, tăng 21,7% về số doanh nghiệp, tăng 7,4% về vốn đăng ký và tăng 64,3% về số lao động so với tháng 9-2023.

So với cùng kỳ năm trước, tăng 18,5% về số doanh nghiệp, tăng 17,7% về số vốn đăng ký và tăng 71,2% về số lao động.

Tính chung 10 tháng năm 2023, cả nước có 131.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 1,2 triệu tỉ đồng và tổng số lao động đăng ký là 880.000 người, tăng 4,7% về số doanh nghiệp, giảm 12,1% về vốn đăng ký và tăng 5,4% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, còn có 51.900 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2022), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 10 tháng năm 2023 lên 183.600 doanh nghiệp, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân một tháng có gần 18.400 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Vi phạm nhiều lần về quỹ bình ổn xăng dầu sẽ bị thu hồi giấy phép

Tin tức từ Bộ Tài chính cho biết bộ này vừa có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, yêu cầu nghiêm túc thực hiện, chịu trách nhiệm quản lý, trích lập sử dụng và công bố công khai Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo đúng quy định.

Giá xăng dầu dự báo có nhiều biến động đến cuối năm. Trong ảnh: khách đổ xăng tại TP.HCM - Ảnh: Q.ĐỊNH

Giá xăng dầu dự báo có nhiều biến động đến cuối năm. Trong ảnh: khách đổ xăng tại TP.HCM - Ảnh: Q.ĐỊNH

Đề nghị các thương nhân đầu mối thực hiện rà soát, cập nhật số tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tên ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

Có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tên, số tài khoản, địa chỉ, thông tin liên lạc của ngân hàng nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu, báo cáo điều chỉnh, bổ sung số liệu quỹ bình ổn và chịu trách nhiệm nội dung được báo cáo, gửi về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương.

Yêu cầu thương nhân đầu mối chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu, thông tin nội dung báo cáo.

Nếu vi phạm doanh nghiệp đầu mối sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Vi phạm nhiều lần sẽ bị xem xét đình chỉ hoạt động kinh doanh xăng dầu hoặc thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối.

Mở lại đường bay đến Điện Biên

Sau 6 tháng đóng cửa để nâng cấp mở rộng, sân bay Điện Biên dự kiến hoạt động trở lại từ ngày 2-12 và đón máy bay lớn.

Sân bay này có đường cất hạ cánh dài 2.400m, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại máy bay hiện đại như A320, A321; công suất giai đoạn 1 từ 500.000 đến 1 triệu khách/năm. Trước đây, sân bay Điện Biên chỉ khai thác được dòng máy bay nhỏ như ATR72 hoặc Embraer.

Nhà ga sân bay Điện Biên hiện tại có công suất 300.000 khách/năm sẽ được cải tạo, nâng cấp lên 500.000 khách/năm - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Nhà ga sân bay Điện Biên hiện tại có công suất 300.000 khách/năm sẽ được cải tạo, nâng cấp lên 500.000 khách/năm - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Đại diện Vietjet cho biết hãng sẽ khai trương đường bay thẳng đầu tiên kết nối từ TP.HCM - Điện Biên tần suất 3 chuyến/tuần từ ngày 2-12.

Theo đó, chỉ với 2 giờ bay, người dân và du khách có thể di chuyển dễ dàng giữa thành phố năng động nhất Việt Nam và thành phố Điện Biên Phủ lịch sử, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Bộ.

Hiện các hãng Vietnam Airlines, Bamboo Airways chưa thông tin khai thác trở lại đường bay này. Trước đó, Bamboo Airways khai thác hai đường bay tới Điện Biên từ Hà Nội, TP.HCM bằng máy bay phản lực hiện đại Embraer tần suất 4-7 chuyến khứ hồi/tuần.

Giá heo tăng nhẹ nhưng nhiều người nuôi lỗ nặng

Theo tin tức từ nhiều người nuôi, hiện giá heo hơi ở các khu vực đang ở mức trên dưới 52.000 đồng/kg.

Giá thấp, dịch bệnh khiến nhiều người nuôi heo đang thua lỗ nặng - Ảnh: N.TRÍ

Giá thấp, dịch bệnh khiến nhiều người nuôi heo đang thua lỗ nặng - Ảnh: N.TRÍ

Cụ thể, tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi mức bình quân 52.500 - 53.000 đồng/kg; tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên ở mức 52.000 đồng/kg; khu vực miền Nam ở mức 51.300 đồng/kg. Mức giá này đang cao hơn khoảng 2.000 - 2.500 đồng/kg so với tuần trước.

Dù tăng nhẹ trở lại nhưng giá heo hơi hiện nay vẫn thấp hơn 8.000 - 10.000 đồng/kg so với mức tốt của thời điểm đầu tháng 8.

Với giá heo ở mức thấp, cộng thêm chi phí sản xuất đang tăng mạnh do bệnh dịch tả heo châu Phi bùng phát, nhiều người nuôi cho biết đang thua lỗ 6.000 - 8.000 đồng/kg heo hơi bán ra, thậm chí mức thua lỗ nhiều hơn nếu tỉ lệ heo nhiễm bệnh và chết cao.

Với gần 200.000ha, cây dừa 'nuôi sống' cho gần 390.000 hộ nông dân

Tin tức từ Hiệp hội Dừa Việt Nam, đến nay, với tổng diện tích gần 200.000ha, cây dừa hiện là nguồn thu nhập cho gần 390.000 hộ nông dân.

Sản xuất chỉ xơ dừa từ vỏ dừa khô - Ảnh: N.TRÍ

Sản xuất chỉ xơ dừa từ vỏ dừa khô - Ảnh: N.TRÍ

Cũng theo đơn vị này, những tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dừa sụt giảm. Tuy nhiên, quý 2 và 3-2023, ngành dừa đón tin vui khi trái dừa được xuất chính ngạch vào Mỹ và một số nước châu Âu. Trung Quốc đang xem xét tích cực cho trái dừa Việt Nam thâm nhập thị trường tỉ dân này.

Dự báo đến năm 2024, giá trị xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa dự kiến sẽ đạt 1 tỉ USD, thậm chí có thể cao hơn (năm 2022 kim ngạch đạt 940 triệu USD).

Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết cả nước hiện có 90 doanh nghiệp ngành dừa và liên quan đến dừa, trong đó có 42 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ dừa.

Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, vùng trồng nguyên liệu hữu cơ, nhiều trang trại dừa hàng trăm ha ra đời ở Tây Ninh, Khánh Hòa, Bình Thuận... mở ra cơ hội tăng trưởng cho xuất khẩu thời gian tới.

Một số tin tức đáng chú ý dự kiến diễn ra trong tuần tới

- 30-10: Cuộc họp trực tuyến triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác định giá đất.

- 30 và 31-10: Tại Ninh Bình, Hội nghị biểu dương mô hình, cán bộ, đoàn viên, thanh niên tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2018 - 2023.

- 31-10: Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Indonesia lần thứ 3; ký biên bản đối thoại giữa Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng thư ký Bộ Quốc phòng Indonesia.

- 31-10: Hội thảo "Hợp tác công tư trong quản lý và phát triển điểm đến du lịch".

- 31-10: Hội nghị góp ý xây dựng dự thảo phương án sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn theo quyết định số 73/QĐ-TTg.

- Từ ngày 1 đến 5-11: Tổng thống Mông Cổ và Phu nhân thăm cấp nhà nước tới Việt Nam.

- Từ ngày 1 đến 5-11: Tại TP.HCM, Giải vô địch bóng nước các câu lạc bộ quốc gia.

- Từ ngày 3 đến 5-11: Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất và Tuần du lịch - văn hóa Lai Châu năm 2023.

- 3-11: Tại Hà Nam, Hội thảo khoa học thông báo khảo cổ học toàn quốc lần thứ 58, năm 2023.

Tin tức chính trên Tuổi Trẻ nhật báo hôm nay 30-10. Để đọc Tuổi Trẻ báo in phiên bản E-paper, mời bạn đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Tin tức chính trên Tuổi Trẻ nhật báo hôm nay 30-10. Để đọc Tuổi Trẻ báo in phiên bản E-paper, mời bạn đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Tin tức thời tiết hôm nay 30-10

Tin tức thời tiết hôm nay 30-10

Diễn tập phương án chữa cháy chung cư - Ảnh: HỮU HẠNH

Diễn tập phương án chữa cháy chung cư - Ảnh: HỮU HẠNH

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất

Đêm giữa tháng 10-2023, mưa dầm dề ở Tân Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình). Tôi nằm trong căn phòng rộng 30m2 của homestay Hoàng Dương, lòng lại “cầu trời cho có lụt”. Mong muốn nghe kỳ cục đó cũng là mong muốn của những người dân Tân Hóa, bởi đây là một vùng đất khác thường, với cách làm homestay cũng khác thường.

Tối 19-10 , những người dân Tân Hóa thấy tên ngôi làng thân thương của mình được xướng lên trong lễ trao giải thưởng Làng du lịch tốt nhất của UNWTO (Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hiệp Quốc). 

Đa số người ở Tân Hóa là dân tộc Nguồn (mang ý nghĩa là đầu nguồn nước), có tiếng nói riêng nhưng không được coi là người dân tộc thiểu số vì thuộc nhóm Việt – Mường. Vì vậy, Tân Hóa không được hưởng những chính sách ưu đãi dành cho người dân tộc thiểu số, dù nằm trong huyện Minh Hóa, 1 trong 61 huyện nghèo nhất Việt Nam (được hưởng các chính sách xóa đói giảm nghèo, hướng tới phát triển bền vững thuộc chương trình nghị quyết 30A/2008 của Chính phủ). Nhưng Tân Hóa nay đã thoát nghèo, ra khỏi danh sách 30A. 

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 2.

Cả xã Tân Hóa nằm trong một thung lũng xung quanh bao bọc bởi trùng trùng điệp điệp dãy núi đá vôi. Cứ mưa lớn vài ngày là nước lũ lượt đổ về, biến Tân Hóa thành “rốn lũ” – cái “danh hiệu” gắn chặt với xã từ hồi tháng 10-2010 khi cơn lụt lịch sử 12m nước nhấn chìm mọi nóc nhà ở đây. 

“Nước lên nhanh lắm, dân chỉ kịp chạy thoát thân lên lèn (núi đá). Trâu biết bơi nên còn đỡ, chứ ịt (heo), bò, gà chết trôi nhiều vô kể. Trực thăng của Quân khu 4 vô tiếp lương thực cứu đói nhưng bay vòng vòng mãi mà chả biết thả ở mô vì dân ẩn náu tản mác trong cả chục ngọn núi, có thấy được chi mô. Sau phải cho xuồng máy đi vô tìm, xác định địa điểm mà thả mì gói, nước uống. Hai đợt nước lụt liên tiếp chỉ cách nhau bảy ngày làm dân ở đây thường ngày đã nghèo lại càng thêm đọa” – ông Trương Sơn Bài, năm nay 72 tuổi, từng hai nhiệm kỳ làm chủ tịch xã, nhớ lại.

Ông Trương Bá Sơn – năm nay 40 tuổi, một người hiếm hoi đã “thoát ly” làng nhờ đeo đuổi học IT ở Vinh và có được việc làm, lại trở về quê làm du lịch để được gần nhà – kể: “Tui chỉ kịp lấy đò đưa mẹ với vợ con lên lèn chứ không mang theo được gì. Nước rút bớt bớt rồi, về lại thấy cái nhà mình vướng ở ngọn pheo (tre) cách đó hơn 100m. 

Khổ chi mà khổ lạ. Ngày thường đã khổ rồi lại thêm cái nạn lụt. Ngày thường quơ cào làm đủ thứ mà cũng không đủ ăn, mỗi năm đến tháng 9, tháng 10 lại nơm nớp nước lụt. Trồng trọt chỉ loanh quanh mấy thứ ngắn ngày như bắp, sắn. Nuôi trâu bò thì qua lụt, bùn đóng lớp làm cỏ chết hết, rứa là phải lũ lượt qua tận bên Lào (cách 25-30km) mà cắt cỏ. Ở đây không bỏ xứ mà đi mới lạ…”.

Bỏ xứ để mưu sinh là mẫu số chung của nhiều làng quê miền Trung vốn “trời hành cơn lụt mỗi năm”. Theo lãnh đạo xã Tân Hóa, dân số ở đây trên 3.300 người, nhưng có đến cả ngàn thanh niên vào Nam kiếm sống. 

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 3.

“Tân Hóa chừ bớt buồn nhiều rồi. Chí ít cũng có hơn 100 thanh niên ở lại phục vụ du lịch. Mùa ni (tháng 10) ngồi chơi canh lụt, chiều chiều anh em tụ họp làm vài ba chén rạo (rượu) bàn tán chuyện thời tiết. Bàn mà vui chứ không lo như ngày xưa, vì nhà mô cũng có nhà nổi hết rồi, nên kệ, nước có lên cũng không lo” – ông Trương Xuân Hùng, phó chủ tịch xã, cười nói.

Khởi đầu cho sự thay da đổi thịt ở Tân Hóa, ông Trương Sơn Bài nhớ lại: “Ngày xưa có ai ngờ mấy cái hang trong núi như Tú Làn, hang Tiên, hang Chuột… mà chừ thành đặc sản du lịch. Cũng may sau cái đận 2010, có hai phương án được đề xuất để cứu Tân Hóa là cho đặt thuốc nổ mở rộng hang Chuột giúp nước thoát nhanh hơn khi có lụt, hay di dời làng đi nơi khác đều không được lãnh đạo tỉnh và người dân chấp thuận. Đúng là Pụt (Bụt) không lấy hết của con người… (cười)”.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 4.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 5.

Ngồi nói chuyện với người dân Tân Hóa sẽ nghe họ nhắc nhiều đến Nguyễn Châu Á  – một người nổi tiếng trong làng du lịch mạo hiểm. Nhưng Á thường nói là anh gặp may. Anh gặp được Howard Limbert – chuyên gia hang động Hoàng gia Anh, người đã gắn bó với Quảng Bình hơn 30 năm. Không có Howard, khó mà nghiên cứu, thám hiểm hệ thống hang động của vùng này. Như hệ thống hang động ở Phong Nha, Tân Hóa, người dân xưa chỉ biết có cái miệng hang, khi đi rừng cùng lắm chỉ vào sâu được vài chục mét. 

Ông Hồ Khanh, người được ghi nhận là tìm ra hang Sơn Đoòng, thường nói: “Ngày xưa mình đi rừng, đôi khi trú mưa, tìm nước thì chỉ đốt đuốc vào một chút chứ có dám đi sâu đâu. Phải có vợ chồng ông Howard cùng các cộng sự của họ thì mới tìm ra hết những ngóc ngách để xây dựng thành tour du lịch thám hiểm được”.

Phía Tân Hóa cũng thế, có nhiều núi đá vôi, có nhiều hang động nhưng sâu bên trong nó là gì thì không ai hay. Nguyễn Châu Á đưa đội của ông Horward sang khám phá, tìm hiểu. Năm 2011, tỉnh Quảng Bình cấp phép cho Công ty Oxalis của anh khảo sát và chạy thử nghiệm các tour du lịch mạo hiểm hệ thống hang Tú Làn. Đến năm 2014, tuyến du lịch khám phá Tú Làn chính thức hoạt động với chín tour, theo nhiều cấp độ khác nhau. 

Vấn đề là khách du lịch đi xong tour hang đều phải về lại Phong Nha để nghỉ bởi Tân Hóa chưa hề có cơ sở lưu trú. Ai mà dám đầu tư khi gần như năm nào vùng đất này cũng ngập trong lũ lụt? Vì vậy, con đường đưa Tân Hóa đến giải Làng du lịch cộng đồng tốt nhất thế giới của UNWTO hôm nay là một câu chuyện dài đi từng bước một.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 7.

Đầu tiên, nói như ông Hồ An Phong, phó chủ tịch tỉnh Quảng Bình (trước đó là giám đốc Sở Du lịch): “Muốn phát triển du lịch, điều tiên quyết là cơ sở hạ tầng như điện nước, đường sá phải tốt. Đến năm 2014, chỉ cần mưa bình thường thôi, người dân ở Tân Hóa còn vất vả vì chưa có cầu đường trong nội bộ xã. Phải nói rằng chính nghị quyết 30A của Chính phủ đã giúp Tân Hóa có được hệ thống điện đường trường trạm hoàn chỉnh. Sau đó là nỗ lực cùng sáng tạo của người dân và góp sức của doanh nghiệp có tâm và tầm”.

Vai trò người dân, ông Phong nhìn nhận là chuyện sáng tạo nhà phao chống lũ. Cụ thể là ai thì “Thật khó mà nói – ông Trương Sơn Bài nhận xét – Theo tôi, đó là sáng kiến chung của người dân. Sau cơn lũ lịch sử 2010, người dân Tân Hóa như bị đẩy đến đường cùng, họ buộc phải sáng tạo. Sự sáng tạo cũng bắt nguồn từ quan sát trong dân gian, ví dụ từ xa xưa là lấy thân cây chuối làm bè để chất các vật dụng lên đó chạy lụt. 

Sau 2010 đã có thùng phuy, người dân chúng tôi nghĩ đến việc làm những ngôi nhà vật liệu nhẹ đặt lên trên ấy để khi nước lên thì nhà lên theo. Cứ thế, nó dần dà được hoàn thiện để được như bây giờ, mỗi nhà đều có các trụ cao tầm 6-9m, tròng đai sắt vào để khi nước lên nhà không bị trôi. Nước lên cao hơn nữa thì nhà nào cũng chuẩn bị dây thừng để neo. Bây giờ nhà nào cũng biết tính toán cứ mỗi m2 là cần một thùng phuy. Nhà tôi 7 người, làm căn nhà 35m2 cần 35 thùng, tốn tầm 120 triệu đồng. Chấp lụt!”.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 8.

Riêng với gia súc, người dân Tân Hóa có một cách làm khác, cũng từ kinh nghiệm chạy lụt mà ra. Họ không làm chuồng gia súc sau nhà. Cứ 1, 2 thôn lại dành riêng một khu đất lớn gần núi, từng nhà làm chuồng cho trâu bò ở gom vào đấy. Khi lụt, họ đưa trâu bò lên lèn nhanh hơn. Sau đại lụt 2010, chính quyền xây hai căn nhà lớn trên núi cho người dân chạy lụt, nhưng xây xong thì nhà chống lũ đã có nên bây giờ hai căn nhà lớn như hội trường ấy trở thành nơi trâu bò trú lụt – dân ở đây gọi đùa là resort cho bò. Cách làm riêng này cũng giúp cho khách ở homestay không ngại ngần chuyện vệ sinh môi trường như ở nhiều nơi khác.

Chương trình làm nhà phao chống lụt cho dân Tân Hóa gần như được xã hội hóa hoàn toàn. Các doanh nhân, doanh nghiệp tham gia Tú Làn Race, đồng cảm và yêu mến nơi đây đã làm tặng rất nhiều nhà phao. Hiện tại, 100% hộ dân ở Tân Hóa có nhà chống lũ với khoảng 700 căn. 

Khi cuộc sống người dân không còn bị lũ lụt uy hiếp, cơ sở lưu trú xuất hiện mà hạt nhân là Tú Làn Lodge, tiếp đến là 10 căn homestay đều đạt chuẩn như Hoàng Dương mà tôi đã ở.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 9.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 10.

Hệ thống hang Tú Làn, hang Tiên, Hung Ton, hang Chuột… tuyệt đẹp đã xuất hiện trên Nat Geo, Lonely Planet, CNN Travel, cũng là địa điểm để quay nhiều bộ phim, mà đình đám nhất có lẽ là bộ phim bom tấn của Hollywood Kong: Skull Island

Các tour du lịch hấp dẫn này đã giúp Tân Hóa đón 9.437 khách du lịch đến trong chín tháng đầu năm 2023, năm 2022 là 9.304, ngay cả năm đỉnh dịch COVID-19 năm 2021 cũng có được 3.508 khách. 

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 11.

Và Tân Hóa không chỉ có hang động. Ẩm thực ở đây có nhiều nét độc đáo, như món pồi chẳng hạn. Đó là một loại bánh hấp làm từ bột bắp trộn với khoai mì tươi mài nhuyễn. Pồi vàng ruộm bắt mắt, ăn dẻo và thơm. Thuở xưa, pồi với người Tân Hóa như cơm với người đồng bằng, nhưng làm pồi khá cực nên người Tân Hóa giờ cũng ăn cơm, chỉ làm pồi vào những dịp đặc biệt. 

Với món ốc, dân Tân Hóa chỉ bắt con ốc tực (đực), ít khi bắt ốc cái để ăn để giúp nó tiếp tục sinh sôi nảy nở. Những món cá thính chua, heo nướng lá chanh, canh cá nấu lá giang và chuối xanh… ở vùng đất này sẽ làm mê đắm những ai ưa tìm nét đặc sắc trong văn hóa vùng miền qua ẩm thực.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 12.

Trong những đêm lưu trú ở homestay là những cuộc trò chuyện thật dài và hào hứng với người dân bản địa – chủ nhà, nghe những câu chuyện văn hóa ly kỳ cả đêm không hết. Nhưng phía sau những duyên dáng văn hóa ấy là một hành trình làm homestay gian truân. Người nông dân không thể thành CEO du lịch sau một đêm. Họ không thể tự quảng bá, tìm kiếm du khách được. Và ở nhiều homestay, người dân bản địa lại trở thành người làm thuê cho các doanh nhân dưới xuôi lên đầu tư – một điều đi ngược lại bản chất của du lịch cộng đồng, vì thế mà không thể phát triển bền vững. 

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 13.

Để tránh những vết xe đổ đó, Nguyễn Châu Á cho biết đầu tiên anh tổ chức cho 10 gia đình làm homestay và 10 gia đình lo chuyện ăn cho du khách. Nguồn khách cho họ là du khách đi tour hang động về. Sau một thời gian thử nghiệm, cả chủ nhà và khách đều hài lòng. Bình quân mỗi tháng một homestay có được từ 15-20 đêm đón khách.

“Chúng tôi đầu tư vào họ, 150 triệu đồng/căn, nên không bỏ mặc họ tự bơi. Mỗi hộ dân được hưởng 60% nguồn thu, trừ chi phí điện nước, họ có từ 7-10 triệu đồng/tháng. Nhưng đích đến cuối cùng của du lịch cộng đồng là người dân làm chủ hoàn toàn, dưới mô hình hợp tác xã. Để đạt được điều đó, họ phải là người có nghề thật sự” – Châu Á nói.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 14.

Nhưng người Tân Hóa có nghề thật sự trong lĩnh vực du lịch từ đâu ra? Hiện trong làng có ba gia đình cho con theo học cao đẳng du lịch ở Nha Trang, ba người khác đang là hướng dẫn viên, nhân viên an toàn của các tour du lịch hang động đang theo học Cao đẳng Du lịch Sài Gòn với kinh phí do Oxalis tài trợ. Hằng năm, cứ hết mùa đi hang, vào tháng 10 các thầy cô từ trường về tận nơi để dạy. Lực lượng này trong tương lai sẽ là hạt nhân để xây dựng HTX Làng du lịch cộng đồng Tân Hóa.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 15.

Các thành viên của những hộ làm homestay, làm dịch vụ ăn uống cũng được đào tạo cẩn thận. Chị Dương, vợ của anh Hoàng – chủ homestay Hoàng Dương, cho biết họ được học từ cách dọn buồng, đến những điều nên và không nên làm khi gặp du khách. 

“Chi tiết lắm, có kiểm tra đàng hoàng, ai đậu mới được làm homestay” – chị nói. Hai cô con dâu của ông Bài đảm nhận cung ứng dịch vụ ăn uống cũng cho biết họ được học kỹ lưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm và phải cải tạo lại nhà bếp cho phù hợp tiêu chuẩn. Tất cả là một hành trình học hỏi và thích ứng không ngừng của những người dân nơi này, để ngôi làng của họ thành một nơi thật sự đáng tìm tới.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 16.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 17.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 18.

HUY THỌ

HOÀNG TRUNG

NGỌC THÀNH

Nguồn: Sưu tầm

Saturday, October 28, 2023

Lên núi gặt lúa cùng dân bản

Anh Samuel và chị Lò Thị Sen cùng lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời ngày mùa vui - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Anh Samuel và chị Lò Thị Sen cùng lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời ngày mùa vui - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Lần đầu gặt lúa… không khó

5h30 sáng, tiếng gà gáy vang vọng, tiếng bò ọm ò gọi nhau là lúc tất cả du khách ở Homestay Dần Toàn (bản Nà Sàng, huyện Vân Hồ, Sơn La) cùng thức giấc để chuẩn bị cho một trải nghiệm thú vị trên chuyến hành trình rời phố về bản.

Nằm ẩn mình dưới chân núi Pha Luông hùng vĩ, cách thị trấn Mộc Châu khoảng 20km - Nà Sàng là một bản du lịch cộng đồng mới của tỉnh Sơn La, đây cũng là nơi cộng đồng người Thái, người Mường cùng sinh sống.

Chưa được du khách biết đến nhiều nên Nà Sàng vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, pha chút phiêu lưu bởi những con đường núi lởm chởm.

Khác với buổi sáng thức dậy với những vội vã, chen chúc trên đường đi làm, cả đoàn khách 15 người ai nấy đều thư thái, vui vẻ. Điểm trải nghiệm gặt lúa hôm nay cách homestay khoảng 1km.

Chị Lò Thị Sen - hướng dẫn viên của bản - vừa dẫn đường cho du khách vừa giới thiệu về cảnh đẹp của Nà Sàng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Chị Lò Thị Sen - hướng dẫn viên của bản - vừa dẫn đường cho du khách vừa giới thiệu về cảnh đẹp của Nà Sàng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Theo chân chị Lò Thị Sen - hướng dẫn viên bản địa - mọi người nối đuôi nhau di chuyển trên con đường đất nhỏ, lô nhô chỗ cao, chỗ thấp sau những ngày mưa. Vừa đi, chị Sen vừa giới thiệu về cảnh đẹp của Nà Sàng.

Ở Nà Sàng, mật độ dân cư không đông, mỗi nếp nhà cách nhau cả mấy chục mét. Giữa những dãy núi, từng thửa ruộng bậc thang với những khoảng vàng vàng, xanh xanh của lúa chín dần hiện thu hút mọi ánh nhìn. Những tiếng "ồ", "wow" liên tục được thốt ra.

Sau đoạn đường cuối men theo bờ ruộng với hương lúa chín thoảng hương, cả đoàn đến với khu ruộng nhà chị Lý. 

"Mùa lúa chín ở Nà Sàng bắt đầu từ giữa tháng 9, nhà nào lúa chín trước thì gặt trước. Ở bản, mọi người sẽ đổi công cho nhau thay vì thuê người gặt như dưới xuôi, hôm nay gặt cho nhà này, ngày mai sẽ chuyển sang nhà khác.

Khi gặt mọi người nên úp tay cầm liềm xuống khi cắt lúa để tránh cắt vào tay, tay cầm lúa nắm chắc cách tay cầm liềm khoảng 15cm để đảm bảo an toàn", chị Sen cẩn thận hướng dẫn.

Trước khi tham gia gặt lúa, du khách được hướng dẫn cách sử dụng liềm, cách đảm bảo an toàn khi trải nghiệm - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Trước khi tham gia gặt lúa, du khách được hướng dẫn cách sử dụng liềm, cách đảm bảo an toàn khi trải nghiệm - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Tiếng cười nói vui vẻ rộn ràng cả khu ruộng. Đối với các du khách từ thành phố đến, gặt lúa là trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ nhưng cũng đầy thú vị.

Lần đầu tiên trải nghiệm gặt lúa cùng bà con trên bản, nhưng chị Đinh Quỳnh Lê (quận Hà Đông, Hà Nội) lại khá quen việc, nhanh tay gặt lúa cùng các bà, các chị.

Đến Việt Nam được 4 năm và cũng từng khám phá nhiều điểm đến đẹp ở Cao Bằng, Yên Bái… anh Samuel (người Mỹ) rất thích không khí và cảnh vật tại Nà Sàng. Điều khiến anh ấn tượng hơn cả là sự thân thiện của người dân địa phương.

Trải nghiệm mới giúp du khách quên hết muộn phiền, nạp lại năng lượng cho bản thân - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Trải nghiệm mới giúp du khách quên hết muộn phiền, nạp lại năng lượng cho bản thân - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Rũ bỏ muộn phiền

Giữa không gian mênh mông với núi đồi lô nhô, với mây trời bồng bềnh phiêu lãng, tâm hồn du khách như rũ bỏ mọi muộn phiền. Đến với Nà Sàng, bạn được đón tiếp như vị khách của cả bản.

Gặt lúa xong, tất cả người gặt lúa trên thửa ruộng trong buổi sáng đó đều được nhà chị Lý mời ăn cơm. Bữa cơm ngày gặt được gia chủ chuẩn bị vội sau khi từ đồng về nhưng vẫn tươm tất. Bữa cơm thay cho lời cảm ơn của chủ nhà đối với những người hộ (người đổi công gặt lúa) trong ngày mùa của mình.

Bữa cơm ngày mùa của gia đình chị Lý - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Bữa cơm ngày mùa của gia đình chị Lý - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Đi hết từ niềm vui này đến niềm vui kia, bạn Lê Nam (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ mới đầu Nam đến Nà Sàng chỉ qua lời rủ của bạn. Sự tò mò về bản du lịch cộng đồng mới này đã thôi thúc Nam bắt đầu chuyến đi.

"Ở Nà Sàng, mọi người ở bản đều cùng nhau đón khách, không phân biệt khách này nhà ai, việc này khiến mình cảm thấy rất thú vị", Lê Nam bộc bạch.

Bạn Thu Hà (quận Tây Hồ, Hà Nội) thích thú check-in cùng bó lúa mà mình mới tự tay gặt - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Bạn Thu Hà (quận Tây Hồ, Hà Nội) thích thú check-in cùng bó lúa mà mình mới tự tay gặt - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Hoạt động thường ngày của bà con dân bản lại trở thành trải nghiệm thú vị của du khách phương xa - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Hoạt động thường ngày của bà con dân bản lại trở thành trải nghiệm thú vị của du khách phương xa - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Mọi khoảnh khắc trên con đường núi quanh co của bản đều là điểm check-in tuyệt vời - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Mọi khoảnh khắc trên con đường núi quanh co của bản đều là điểm check-in tuyệt vời - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Du khách check-in cùng ruộng bậc thang tại Nà Sàng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Du khách check-in cùng ruộng bậc thang tại Nà Sàng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Rời đô thị về quê làm ‘thổ địa Mộc Châu’Rời đô thị về quê làm ‘thổ địa Mộc Châu’

TTO - Sau hơn một năm rong ruổi, khám phá, Quang Kiên không chỉ chia sẻ những bức hình đẹp về các điểm đến ở Mộc Châu mà anh còn sẵn sàng giải đáp bất cứ thắc mắc nào của du khách về quê nhà, nên anh được gọi với cái tên thú vị "thổ địa Mộc Châu".

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất

Đêm giữa tháng 10-2023, mưa dầm dề ở Tân Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình). Tôi nằm trong căn phòng rộng 30m2 của homestay Hoàng Dương, lòng lại "cầu trời cho có lụt". Mong muốn nghe kỳ cục đó cũng là mong muốn của những người dân Tân Hóa, bởi đây là một vùng đất khác thường, với cách làm homestay cũng khác thường.

Tối 19-10 , những người dân Tân Hóa thấy tên ngôi làng thân thương của mình được xướng lên trong lễ trao giải thưởng Làng du lịch tốt nhất của UNWTO (Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hiệp Quốc). 

Đa số người ở Tân Hóa là dân tộc Nguồn (mang ý nghĩa là đầu nguồn nước), có tiếng nói riêng nhưng không được coi là người dân tộc thiểu số vì thuộc nhóm Việt - Mường. Vì vậy, Tân Hóa không được hưởng những chính sách ưu đãi dành cho người dân tộc thiểu số, dù nằm trong huyện Minh Hóa, 1 trong 61 huyện nghèo nhất Việt Nam (được hưởng các chính sách xóa đói giảm nghèo, hướng tới phát triển bền vững thuộc chương trình nghị quyết 30A/2008 của Chính phủ). Nhưng Tân Hóa nay đã thoát nghèo, ra khỏi danh sách 30A. 

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 2.

Cả xã Tân Hóa nằm trong một thung lũng xung quanh bao bọc bởi trùng trùng điệp điệp dãy núi đá vôi. Cứ mưa lớn vài ngày là nước lũ lượt đổ về, biến Tân Hóa thành "rốn lũ" - cái "danh hiệu" gắn chặt với xã từ hồi tháng 10-2010 khi cơn lụt lịch sử 12m nước nhấn chìm mọi nóc nhà ở đây. 

"Nước lên nhanh lắm, dân chỉ kịp chạy thoát thân lên lèn (núi đá). Trâu biết bơi nên còn đỡ, chứ ịt (heo), bò, gà chết trôi nhiều vô kể. Trực thăng của Quân khu 4 vô tiếp lương thực cứu đói nhưng bay vòng vòng mãi mà chả biết thả ở mô vì dân ẩn náu tản mác trong cả chục ngọn núi, có thấy được chi mô. Sau phải cho xuồng máy đi vô tìm, xác định địa điểm mà thả mì gói, nước uống. Hai đợt nước lụt liên tiếp chỉ cách nhau bảy ngày làm dân ở đây thường ngày đã nghèo lại càng thêm đọa" - ông Trương Sơn Bài, năm nay 72 tuổi, từng hai nhiệm kỳ làm chủ tịch xã, nhớ lại.

Ông Trương Bá Sơn - năm nay 40 tuổi, một người hiếm hoi đã "thoát ly" làng nhờ đeo đuổi học IT ở Vinh và có được việc làm, lại trở về quê làm du lịch để được gần nhà - kể: "Tui chỉ kịp lấy đò đưa mẹ với vợ con lên lèn chứ không mang theo được gì. Nước rút bớt bớt rồi, về lại thấy cái nhà mình vướng ở ngọn pheo (tre) cách đó hơn 100m. 

Khổ chi mà khổ lạ. Ngày thường đã khổ rồi lại thêm cái nạn lụt. Ngày thường quơ cào làm đủ thứ mà cũng không đủ ăn, mỗi năm đến tháng 9, tháng 10 lại nơm nớp nước lụt. Trồng trọt chỉ loanh quanh mấy thứ ngắn ngày như bắp, sắn. Nuôi trâu bò thì qua lụt, bùn đóng lớp làm cỏ chết hết, rứa là phải lũ lượt qua tận bên Lào (cách 25-30km) mà cắt cỏ. Ở đây không bỏ xứ mà đi mới lạ…".

Bỏ xứ để mưu sinh là mẫu số chung của nhiều làng quê miền Trung vốn "trời hành cơn lụt mỗi năm". Theo lãnh đạo xã Tân Hóa, dân số ở đây trên 3.300 người, nhưng có đến cả ngàn thanh niên vào Nam kiếm sống. 

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 3.

"Tân Hóa chừ bớt buồn nhiều rồi. Chí ít cũng có hơn 100 thanh niên ở lại phục vụ du lịch. Mùa ni (tháng 10) ngồi chơi canh lụt, chiều chiều anh em tụ họp làm vài ba chén rạo (rượu) bàn tán chuyện thời tiết. Bàn mà vui chứ không lo như ngày xưa, vì nhà mô cũng có nhà nổi hết rồi, nên kệ, nước có lên cũng không lo" - ông Trương Xuân Hùng, phó chủ tịch xã, cười nói.

Khởi đầu cho sự thay da đổi thịt ở Tân Hóa, ông Trương Sơn Bài nhớ lại: "Ngày xưa có ai ngờ mấy cái hang trong núi như Tú Làn, hang Tiên, hang Chuột… mà chừ thành đặc sản du lịch. Cũng may sau cái đận 2010, có hai phương án được đề xuất để cứu Tân Hóa là cho đặt thuốc nổ mở rộng hang Chuột giúp nước thoát nhanh hơn khi có lụt, hay di dời làng đi nơi khác đều không được lãnh đạo tỉnh và người dân chấp thuận. Đúng là Pụt (Bụt) không lấy hết của con người… (cười)".

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 4.
Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 5.

Ngồi nói chuyện với người dân Tân Hóa sẽ nghe họ nhắc nhiều đến Nguyễn Châu Á  - một người nổi tiếng trong làng du lịch mạo hiểm. Nhưng Á thường nói là anh gặp may. Anh gặp được Howard Limbert - chuyên gia hang động Hoàng gia Anh, người đã gắn bó với Quảng Bình hơn 30 năm. Không có Howard, khó mà nghiên cứu, thám hiểm hệ thống hang động của vùng này. Như hệ thống hang động ở Phong Nha, Tân Hóa, người dân xưa chỉ biết có cái miệng hang, khi đi rừng cùng lắm chỉ vào sâu được vài chục mét. 

Ông Hồ Khanh, người được ghi nhận là tìm ra hang Sơn Đoòng, thường nói: "Ngày xưa mình đi rừng, đôi khi trú mưa, tìm nước thì chỉ đốt đuốc vào một chút chứ có dám đi sâu đâu. Phải có vợ chồng ông Howard cùng các cộng sự của họ thì mới tìm ra hết những ngóc ngách để xây dựng thành tour du lịch thám hiểm được".

Phía Tân Hóa cũng thế, có nhiều núi đá vôi, có nhiều hang động nhưng sâu bên trong nó là gì thì không ai hay. Nguyễn Châu Á đưa đội của ông Horward sang khám phá, tìm hiểu. Năm 2011, tỉnh Quảng Bình cấp phép cho Công ty Oxalis của anh khảo sát và chạy thử nghiệm các tour du lịch mạo hiểm hệ thống hang Tú Làn. Đến năm 2014, tuyến du lịch khám phá Tú Làn chính thức hoạt động với chín tour, theo nhiều cấp độ khác nhau. 

Vấn đề là khách du lịch đi xong tour hang đều phải về lại Phong Nha để nghỉ bởi Tân Hóa chưa hề có cơ sở lưu trú. Ai mà dám đầu tư khi gần như năm nào vùng đất này cũng ngập trong lũ lụt? Vì vậy, con đường đưa Tân Hóa đến giải Làng du lịch cộng đồng tốt nhất thế giới của UNWTO hôm nay là một câu chuyện dài đi từng bước một.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 7.

Đầu tiên, nói như ông Hồ An Phong, phó chủ tịch tỉnh Quảng Bình (trước đó là giám đốc Sở Du lịch): "Muốn phát triển du lịch, điều tiên quyết là cơ sở hạ tầng như điện nước, đường sá phải tốt. Đến năm 2014, chỉ cần mưa bình thường thôi, người dân ở Tân Hóa còn vất vả vì chưa có cầu đường trong nội bộ xã. Phải nói rằng chính nghị quyết 30A của Chính phủ đã giúp Tân Hóa có được hệ thống điện đường trường trạm hoàn chỉnh. Sau đó là nỗ lực cùng sáng tạo của người dân và góp sức của doanh nghiệp có tâm và tầm".

Vai trò người dân, ông Phong nhìn nhận là chuyện sáng tạo nhà phao chống lũ. Cụ thể là ai thì "Thật khó mà nói - ông Trương Sơn Bài nhận xét - Theo tôi, đó là sáng kiến chung của người dân. Sau cơn lũ lịch sử 2010, người dân Tân Hóa như bị đẩy đến đường cùng, họ buộc phải sáng tạo. Sự sáng tạo cũng bắt nguồn từ quan sát trong dân gian, ví dụ từ xa xưa là lấy thân cây chuối làm bè để chất các vật dụng lên đó chạy lụt. 

Sau 2010 đã có thùng phuy, người dân chúng tôi nghĩ đến việc làm những ngôi nhà vật liệu nhẹ đặt lên trên ấy để khi nước lên thì nhà lên theo. Cứ thế, nó dần dà được hoàn thiện để được như bây giờ, mỗi nhà đều có các trụ cao tầm 6-9m, tròng đai sắt vào để khi nước lên nhà không bị trôi. Nước lên cao hơn nữa thì nhà nào cũng chuẩn bị dây thừng để neo. Bây giờ nhà nào cũng biết tính toán cứ mỗi m2 là cần một thùng phuy. Nhà tôi 7 người, làm căn nhà 35m2 cần 35 thùng, tốn tầm 120 triệu đồng. Chấp lụt!".

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 8.

Riêng với gia súc, người dân Tân Hóa có một cách làm khác, cũng từ kinh nghiệm chạy lụt mà ra. Họ không làm chuồng gia súc sau nhà. Cứ 1, 2 thôn lại dành riêng một khu đất lớn gần núi, từng nhà làm chuồng cho trâu bò ở gom vào đấy. Khi lụt, họ đưa trâu bò lên lèn nhanh hơn. Sau đại lụt 2010, chính quyền xây hai căn nhà lớn trên núi cho người dân chạy lụt, nhưng xây xong thì nhà chống lũ đã có nên bây giờ hai căn nhà lớn như hội trường ấy trở thành nơi trâu bò trú lụt - dân ở đây gọi đùa là resort cho bò. Cách làm riêng này cũng giúp cho khách ở homestay không ngại ngần chuyện vệ sinh môi trường như ở nhiều nơi khác.

Chương trình làm nhà phao chống lụt cho dân Tân Hóa gần như được xã hội hóa hoàn toàn. Các doanh nhân, doanh nghiệp tham gia Tú Làn Race, đồng cảm và yêu mến nơi đây đã làm tặng rất nhiều nhà phao. Hiện tại, 100% hộ dân ở Tân Hóa có nhà chống lũ với khoảng 700 căn. 

Khi cuộc sống người dân không còn bị lũ lụt uy hiếp, cơ sở lưu trú xuất hiện mà hạt nhân là Tú Làn Lodge, tiếp đến là 10 căn homestay đều đạt chuẩn như Hoàng Dương mà tôi đã ở.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 9.
Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 10.

Hệ thống hang Tú Làn, hang Tiên, Hung Ton, hang Chuột… tuyệt đẹp đã xuất hiện trên Nat Geo, Lonely Planet, CNN Travel, cũng là địa điểm để quay nhiều bộ phim, mà đình đám nhất có lẽ là bộ phim bom tấn của Hollywood Kong: Skull Island

Các tour du lịch hấp dẫn này đã giúp Tân Hóa đón 9.437 khách du lịch đến trong chín tháng đầu năm 2023, năm 2022 là 9.304, ngay cả năm đỉnh dịch COVID-19 năm 2021 cũng có được 3.508 khách. 

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 11.

Và Tân Hóa không chỉ có hang động. Ẩm thực ở đây có nhiều nét độc đáo, như món pồi chẳng hạn. Đó là một loại bánh hấp làm từ bột bắp trộn với khoai mì tươi mài nhuyễn. Pồi vàng ruộm bắt mắt, ăn dẻo và thơm. Thuở xưa, pồi với người Tân Hóa như cơm với người đồng bằng, nhưng làm pồi khá cực nên người Tân Hóa giờ cũng ăn cơm, chỉ làm pồi vào những dịp đặc biệt. 

Với món ốc, dân Tân Hóa chỉ bắt con ốc tực (đực), ít khi bắt ốc cái để ăn để giúp nó tiếp tục sinh sôi nảy nở. Những món cá thính chua, heo nướng lá chanh, canh cá nấu lá giang và chuối xanh… ở vùng đất này sẽ làm mê đắm những ai ưa tìm nét đặc sắc trong văn hóa vùng miền qua ẩm thực.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 12.

Trong những đêm lưu trú ở homestay là những cuộc trò chuyện thật dài và hào hứng với người dân bản địa - chủ nhà, nghe những câu chuyện văn hóa ly kỳ cả đêm không hết. Nhưng phía sau những duyên dáng văn hóa ấy là một hành trình làm homestay gian truân. Người nông dân không thể thành CEO du lịch sau một đêm. Họ không thể tự quảng bá, tìm kiếm du khách được. Và ở nhiều homestay, người dân bản địa lại trở thành người làm thuê cho các doanh nhân dưới xuôi lên đầu tư - một điều đi ngược lại bản chất của du lịch cộng đồng, vì thế mà không thể phát triển bền vững. 

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 13.

Để tránh những vết xe đổ đó, Nguyễn Châu Á cho biết đầu tiên anh tổ chức cho 10 gia đình làm homestay và 10 gia đình lo chuyện ăn cho du khách. Nguồn khách cho họ là du khách đi tour hang động về. Sau một thời gian thử nghiệm, cả chủ nhà và khách đều hài lòng. Bình quân mỗi tháng một homestay có được từ 15-20 đêm đón khách.

"Chúng tôi đầu tư vào họ, 150 triệu đồng/căn, nên không bỏ mặc họ tự bơi. Mỗi hộ dân được hưởng 60% nguồn thu, trừ chi phí điện nước, họ có từ 7-10 triệu đồng/tháng. Nhưng đích đến cuối cùng của du lịch cộng đồng là người dân làm chủ hoàn toàn, dưới mô hình hợp tác xã. Để đạt được điều đó, họ phải là người có nghề thật sự" - Châu Á nói.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 14.

Nhưng người Tân Hóa có nghề thật sự trong lĩnh vực du lịch từ đâu ra? Hiện trong làng có ba gia đình cho con theo học cao đẳng du lịch ở Nha Trang, ba người khác đang là hướng dẫn viên, nhân viên an toàn của các tour du lịch hang động đang theo học Cao đẳng Du lịch Sài Gòn với kinh phí do Oxalis tài trợ. Hằng năm, cứ hết mùa đi hang, vào tháng 10 các thầy cô từ trường về tận nơi để dạy. Lực lượng này trong tương lai sẽ là hạt nhân để xây dựng HTX Làng du lịch cộng đồng Tân Hóa.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 15.

Các thành viên của những hộ làm homestay, làm dịch vụ ăn uống cũng được đào tạo cẩn thận. Chị Dương, vợ của anh Hoàng - chủ homestay Hoàng Dương, cho biết họ được học từ cách dọn buồng, đến những điều nên và không nên làm khi gặp du khách. 

"Chi tiết lắm, có kiểm tra đàng hoàng, ai đậu mới được làm homestay" - chị nói. Hai cô con dâu của ông Bài đảm nhận cung ứng dịch vụ ăn uống cũng cho biết họ được học kỹ lưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm và phải cải tạo lại nhà bếp cho phù hợp tiêu chuẩn. Tất cả là một hành trình học hỏi và thích ứng không ngừng của những người dân nơi này, để ngôi làng của họ thành một nơi thật sự đáng tìm tới.

Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 16.
Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 17.
Tân Hóa: Từ rốn lũ đến ngôi làng du lịch tốt nhất - Ảnh 18.

HUY THỌ

HOÀNG TRUNG

NGỌC THÀNH

 
Day noi mi | Hoc noi mi | Noi mi dep | Trung tam day nghe toc | Day cat toc | Day nghe toc | Hoc cat toc | Hoc cat toc o Ha Noi | Hoc cat toc tai Ha Noi | Thuoc chua benh a sung
Dau goi Kafen | Dau xa Kafen | Giao trinh day cat toc | Mua ban rao vat | Dang rao vat | Dien dan rao vat | Rao vat mien phi | Trang rao vat